Looking For Anything Specific?

Top Ad

Những giá trị, ý nghĩa từ bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” của Bác Hồ gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

 Những giá trị, ý nghĩa từ bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” của Bác Hồ gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 

ThS. Phan Hoà Anh

                                Phó giám đốc Trung tâm Chính trị Huyện U Minh Thượng

Tóm tắt, bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn, đối việc rèn luyện đạo đức cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay việc nghiên cứu những giá trị, ý nghĩa từ bài thơ này để vận dụng vào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm cần thiết.

Bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” nằm trong tập thơ “Nhật ký trong tù” (1942-1943), ngày 1 tháng 10 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định công nhận là bảo vật quốc gia. Bài thơ Bác viết trong hoàn cảnh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ trong ngục. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, bài thơ khẳng định ý chí kiên cường tinh thần lạc quan đầy chất thép của người chiến sĩ cộng sản. Sau này với tinh thần ấy, khi đến thăm một đơn vị thanh niên xung phong làm đường trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người đã khuyên thanh niên “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh minh họa)

 Bản đầy đủ:

Đăng nhận xét

0 Nhận xét