Looking For Anything Specific?

Top Ad

CÁCH ĐÁNH DU KÍCH

 



Cách đánh du kích ( tác phẩm ). Hồ Chí Minh viết năm 1941 và được Tổng Bộ Việt Minh xuất bản tháng 5. 1944. Đây là một trong những tác phẩm quân sự đầu tiên của Hồ Chí Minh, được phổ biến rộng rãi trong các đoàn thể cách mạng thời kỳ 1941- 1945 và dùng tài liệu huấn luyện tại các trường quân chính ở Việt Bắc trong những ngày chuẩn bị Cách Mạng Tháng Tám. Tác phẩm gồm 13 chương: Du kích là gì, tổ chức đội du kích, nguyên tắc của cách đánh du kích, cách tấn công, tập kích, phục kích, cách phòng ngự, cách đánh đủi giặc, cách rút lui, phá hoại, thông tin và liên lạc, hành quân, căn cứ địa. Đây là tác phẩm thể hiện tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở vận dụng lý luận về chiến tranh nhân dân của Chủ Nghĩa Mác -Lênin và những kinh nghiệm chống ngoại xâm của dân tộc ta vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ chuẩn bị cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám nă 1945. Hồ Chí Minh chỉ rõ chiến tranh du kích là một hình thức khởi nghĩa của nhân dân., phải động viên toàn dân tham gia, lấy các lực lượng vũ trang làm nồng cốt. Các đội du kích phải có tổ chức vững chắc từ dưới lên, từ đơn vị nhỏ tiến lên đơn vị lớn, phải thống nhất và có kỷ luật nghiêm, phải dựa vào nhân dân mà hoạt động. Phải lấy tư tưởng liên tục tấn công làm chủ đạo, phải từng bước xây dựng căn cứ địa vững chắc, phải lợi dụng địa hình thiên nhiên hiểm yếu mà đánh địch. Cuốn sách còn nói về các hình thức chiến thuật, các thủ thuật chiến đấu cụ thể. Tác phẩm này là một sự chuẩn bị về tư tưởng, lý luận và tổ chức cho việc thành lập đội Việt Nam Tuyên Truyền Giaỉ Phóng Quân, đội quân chủ lực đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam.

CÁCH ĐÁNH ĐUỔI GIẶC.

“Cách đánh đuổi giặc”, chương 7, Trong tác phẩm Cách đánh du kích (1941). Hồ Chí Minh dạy: khi quân giặc bị đánh thua, đội du kích phải đuiổi theo thừa lúc chúng bị khó khăn mà xung phong tiêu diệt chúng. Nếu quân giặc bị đánh bại ở gần căn cứ địa của mình, đội du kích càng cần đuổi theo mà tiêu diệt, nhưng cũng không nên đuổi theo quá xa vì có thể gặp quân cứu viện của giặc.

(Nguồn: theo từ điển Hồ Chí Minh sơ giản, Nhà xuất bản trẻ 1990)

Đăng nhận xét

0 Nhận xét