Looking For Anything Specific?

Top Ad

THI ĐUA

 



“Thi đua là yêu nước thiết thực và tích cực”. Những người thi đua là yêu nước nhất.“Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”.

THI ĐUA. Là cuộc vận động lớn, toàn diện trên các lĩnh vực, các ngành nghề và trong mọi thời điểm, luôn được Hồ Chí Minh quan tâm, cổ vũ, nhắc nhở. Hồ Chí Minh từng phân tích và nhận định về vấn đề này trong bài nói tại Đại hội các chiến sĩ thi đua và các cán bộ gương mẫu toàn quốc ngày 1. 5. 1952. Trong thời kỳ kháng chiến, Hồ Chí Minh cho rằng mục đích thi đua của nhân dân nhằm tăng gia sản xuất và tiết kiệm để “cải thiện đời sống tinh thần và vật chất của quân và dân, cung cấp đầy đủ cho kháng chiến”. Còn quân đội thì thi đua bằng cách “giết giặc lập công, tiêu diệt nhiều sinh lực địch; chuẩn bị chuyển sang tổng phản công để kháng chiến thắng lợi”.

 Hồ Chí Minh điểm lại tình hình thi đua ở các ngành từ năm  1948 và nhận xét việc thi đua tuy có tiến bộ nhưng ngoài bộ đội, “khuyết điểm chung là thiếu liên tiếp, rộng khắp và chưa biết gắng liền với học tập chính trị”. Về nội dung thi đua, theo Hồ Chí Minh, đó là thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm nhằm làm tăng năng năng suất sản phẩm và tiết kiệm nguyên vật liệu, sức lao động, thì giờ. Ngoài ra, nội dung của thi đua còn là thi đua diệt giặc lập công, tức là “luyện tập giỏi, diệt nhiều địch, khắc phục khó khăn, chắp hành mệnh lệnh, làm tròn nhiệm vụ”. Về cách thức thi đua, Hồ Chí Minh cho rằng “trong bộ đội thì phát huy quân sự dân chủ, các ngành thì nâng cao kỷ thuật. Gom góp sáng kiến rút kinh nghiệm, tổng kết kinh nghiệm, trao đổi và phổ biến kinh nghiệm”. Về mức độ thi đua Hồ Chí Minh căn dặn nên tiến dần dần và tiến mãi mãi: “những người và những nhóm hiện nay đã đạt được mức cao thì phải làm cho chất lượng tốt hơn nữa và phải gắng tiến lên nữa. Giúp đở những người và những nhóm còn kèm theo cho kịp mức cao hiện nay”.

 Theo Hồ Chí Minh, “trí khôn, sáng kiến, học hỏi, tiến bộ và tinh thần hi sinh của người ta không có hạn, nó cứ tiến mãi. Cho nên mức thi đua cũng không có hạn, nó cũng tiến lên mãi”.Khi phân tích về ý nghĩa của thi đua, Hồ Chí Minh cho rằng thi đua làm cho phát triển tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trong nước, giữa các tôn giáo, các thành phần, tầng lớp nhân dân. Do đó “Thi đua tăng cường đoàn kết, mà đoàn kết đẩy mạnh thi đua. Đoàn kết ấy là đoàn kết thật sự và rất chặc chẽ”. “Thi đua là yêu nước thiết thực và tích cực”. Những người thi đua là những người yêu nước nhất. Ngoài ra, thi đua còn thể hiện tinh thần quốc tế vô sản chân chính, “làm cho nhân dân ta đoàn kết với nhân dân lao động thế giới”. Thi đua còn là góp sức giữ gìn hoà bình và dân chủ thế giới và cũng để cải tạo con người, xây dựng con người mới.

Nhưng theo Hồ Chí Minh, phong trào thi đua chỉ phát triển khi diệt được các tệ quan liêu, tham ô lãng phí, vì những căn bệnh này làm giảm bớt kết quả và cản trở phong trào thi đua. Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhiệm vụ của Chính phủ, Mặt trận là “phải đẩy mạnh phong trào thi đua lên cao hơn nữa và rộng khắp hơn nữa”. Còn “nhiệm vụ của các chiến sĩ thi đua là phải cố gắng mãi tiến bộ mãi”; “tuyệt đối chớ tự kiêu, tự mãn, chớ xa rời quần chúng” vì “thành tích là thành tích tập thể, anh hùng là anh hùng tập thể chứ không phải là thành tích và anh hùng cá nhân”. Hồ Chí Minh đúc kết bằng bốn câu: “Người người thi đua. Ngành ngành thi đua. Ta nhất định thắng. Địch nhất định thua”.

Ngày 11. 3. 1960, nói chuyện tại Đại hội chiến sĩ thi đua công nghiệp, Hồ Chí Minh nói: “Phải thi đua làm nhiều, nhanh, tốt, rẻ. Nhiều, nhanh tức là cần. Tốt, rẻ tức là kiệm. Cần, kiệm tức là phải tăng gia sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Thi đua là làm nhiều, nhanh, tốt, rẻ, phải đi đôi với đảm bảo an toàn lao động,phải biết quí trọng con người. Đồng thời phải chú ý bảo vệ máy móc tốt, nâng cao năng suất của máy. Nếu không bảo vệ được máy móc tốt tức là không bảo vệ của công, không giữ đúng kỷ luật lao động. Thi đua phải bền bỉ và liên tục. Muốn vậy phải biết cải tiến kỷ thuật, cải tiến tổ chức chứ không phải làm dốc sức, phải củng cố và phát triển những kết quả tốt của cuộc vận động cải tiến chế độ quản lý xí nghiệp”. “Các chiến sĩ thi đua, các cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải gương mẫu, phải làm đầu đàn trong mọi việc, phải dìu dắt người chặm tiến để cùng nhau tiến bộ, xí nghiệp tiên tiến phải dìu dắt xí nghiệp chậm tiến”.

THI ĐUA ÁI QUỐC ( phong trào )

Theo sáng kiến của Hồ Chí Minh, Ban Thường Vụ Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương ra chỉ thị phát động phong trào Thi Đua Aí Quốc nhằm mục đích: “Làm sao kháng chiến được thắng lợi, kiến quốc mau thành công”. Phong tào thi đua Aí Quốc được đồng bào các giới, các đoàn thể, cán bộ và chiến sĩ hưởng ứng, tạo nên một khí thế mới góp phần vào việc động viên sức chiến đấu, sức người, sức của để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vào năm 1954.

 Vì tầm quan trọngcủa phong trào Thi Đua Aí Quốc nên Hồ Chí Minh luôn luôn chăm sóc và định hướng cho phong trào tiến lên không ngừng. Ngày 1. 6. 1948, Hồ Chí Minh ra sắc lệnh số 195 thành lập Ban vận động thi đua yêu nước ở Trung ương và các cấp. Ngày 11. 6. 1948, Hồ Chí Minh đưa ra lời kêu gọi thi đua ái quốc nhân dịp kỷ niệm 1000 ngày kháng chiến toàn quốc và để kêu gọi nhân dân hưởng ứng phong trào Thi Đua Aí Quốc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương phát động ngày 27. 3. 1948 theo sáng kiến của Người. Sau khi nêu rõ mục đích, ý nghĩa và phương pháp để thực hiện. Người kêu gọi mỗi người dân Việt Nam “bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua”. “Các cụ phụ lão thi đua đốc thúc con cháu hăng hái tham gia mọi công việc”. “Các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp đở người lớn”. “Đồng bào công nông thi đua sản xuất”; “Đồng bào trí tức và chuyên môn thi đua sáng tác và phát minh”; “Nhân viên chính phủ thi đua tận tuỵ làm việc phụng sự nhân dân”; “Bộ đội và dân quân thi đua giết cho nhiều giặc, đoạt cho nhiều súng”. Đối với công nhân và nhân dân lao động, Hồ Chí Minh ra khẩu hiệu “Thi Đua Aí Quốc hăng hái gấp bội”, và gửi thư biểu dương công nhân các ngành đã gánh vác một phần quan trọng trong công cuộc kháng chiến kiến quốc. Hồ Chí Minh còn nhắc nhở Tổng Liên Đoàn Lao Động đi sát công nhân trong công tác tổ chức và huấn luyện họ.

 Đối với lực lượng quân đội, ngày 2. 6. 1949 Hồ Chí Minh gửi thư cho toàn thể quân đội, dân quân và công nhân quốc phòng để nhắc nhở, động viên và bày tỏ sự mong muốn là tất cả các chiến sĩ đều hăng hái xung phong trong cuộc thi đua ái quốc. Hồ Chí Minh đề cao phong trào thi đua lập công của các chiến sĩ.

 Tháng 6. 1949, Hội nghị Thi Đua Aí Quốc được tổ chức. Hồ Chí Minh gửi thư góp ý với Hội nghị, chỉ ra những khuyết điểm trong việc lãnh đạo phong trào. “Không phát triển được hết sáng kiến và năng lực của quần chúng”; “cơ quan lãnh đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể, địa phương còn thiếu sự phối hợp”. Hồ Chí Minh mong Hội nghị tìm cách sửa chữa những khuyết điểm ấy, đẩy mạnh phong trào thi đua chuẩn bị cho cuộc tổng phản công sắp tới. Do rất quan tâm đến vấn đề Thi Đua Aí Quốc mà Người đã dành một thời gian để phân tích kỹ các mặt của vấn đề thi đua tại Đại hội các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc ngày 1. 5. 1952. Tại Hội nghị này, Người tập trung phân tích các vấn đề mục đích, nội dung, mức thi đua và  ý nghĩa của việc thi đua và đưa ra lập luận đơn giản, dể hiểu đi sâu vào lòng người: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”.

Phong trào Thi Đua Aí Quốc đã đóng góp một phần không nhỏcho thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Thi Đua Ái Quốc là một bài học lớn đối với công cuộc kháng chiến cứu nước và xây dựng đất nước, một khi lòng yêu nước của nhân dân được khơi vậy đúng lúc thì chính nhân dân là nhân tố, là động lực để tạo nên mọi thắng lợi cho dù hoàn cảnh, điều kiện lịch sử khó khăn đến mấy.

( Nguồn: theo TỪ ĐIỂN HỒ CHÍ MINH sơ giản, Nhà Xuất Bản Trẻ 1990)

Đăng nhận xét

0 Nhận xét