Looking For Anything Specific?

Top Ad

ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, ĐẠO ĐỨC CÔNG DÂN

 



Đạo Đức Cách Mạng; Được Hồ Chí Minh đề cập lần đầu trong tác phẩm sửa đổi lối làm việc (1947). Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng thể hiện trong năm điều: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. “Nhân là thật thương yêu, hết lòng giúp đở đồng chí và dồng bào”. “chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân”, “không ham giàu sang, không e cực khổ, không có lợi ích riêng để lo toan”. “Trí” là giử tinh thần, “đầu óc trong sạch, sáng suốt”. “Dũng là dũng cảm, gan góc”. “Liêm là không ham địa vị”, “tiền tài”, luôn “quang minh chính đại”, chỉ “ham học, ham làm, ham tiến bộ”.

Hồ Chí Minh cho rằng đạo đức cách mạng “là đạo đức mới”, “không phải vì danh vọng cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Những người làm cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không thể lãnh đạo được nhân dân.

 Sau ngày hoà bình lập lại, nhân dân miền Bắc bước vào công việc xây dựng đời sống mới với nhiều khó khăn dẫn đến một số cán bộ, đảng viên bị tha hoá, mất phẩm chất. Hồ Chí Minh viết bài “Đạo đức cách mạng” (Nhân Dân ngày 6. 6. 1955) để nhắc lại nội dung chính của đạo đức cách mạng: “Quyết tâm giúp đở loài người ngày càng tiến bộ và thoát khỏi ách áp bức, bóc lột, luôn luôn giử vững tinh thần chí công vô tư – đó là đạo đức cách mạng”.

Hồ Chí Minh đánh giá: “Đại đa số chiến sĩ cách mạng là người có đạo đức. Cả đời hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, sinh hoạt ngày thường thì gương mẫu: gian khổ chất phát, kính trọng của công…Đạo đức ấy có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp đổi xã hội cũ thành xã hội mới, và xây dựng mỹ tục thuần phong”. Người phê phán một số cán bộ, đảng viên không giữ được đạo đức cách mạng “tưởng rằng cách mạng là cốt để làm cho họ có địa vị, được hưởng thụ. Do đó mà họ mắc những sai lầm: kiêu ngạo, chưng diện, hưởng lạc, lãng phí của công, tự tư tự lợi, không tiết kiệm đồng tiền bác gạo là mô hôi nước mắt của nhân dân. Họ quyên mất tác phong gian khổ phấn đấu, lạt lẽo với công việc cách mạng, xa rời Đảng, xa rời quần chúng. Dần dần họ mất cả tư cách và đạo đức người cách mạng, sa vào tham ô, hủ bại và biến thành người có tội với Đảng, với chính phủ, với nhân dân”.

Đối với Đoàn thanh niên, đội hậu bị của Đảng và là lực lượng đi đầu trong mọi nhiệm vụ của Đảng, việc rèn luyện đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ được Hồ Chí Minh rất quan tâm. Ngày 24. 3. 1961 nói chuyện tại Đại hội lần thứ 3 Đoàn Thanh Niên Lao Động Việt Nam, Hồ Chí Minh nhấc nhở thanh niên: “Đạo đức cách mạng là bất kỳ ở cương vị nào, bất kỳ làm công việc gì đều không sợ khó, không sợ khổ, đều một lòng một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân, đều nhằm mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

 Hồ Chí Minh còn chú trọng đến việc rèn luyện đạo đức cách mạng cho mầm non tương lai của đất nước, ngày 21. 10. 1964, nói chuyện với cán bộ, học sinh trường đại học Sư Phạm Hà Nội, Hồ Chí Minh căn dặn: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì tài cũng vô dụng. Đạo đức cách mạng là triệt để trung thành với cách mạng, một lòng một dạ phục vụ nhân dân”.

Vì vị trí quan trọng của vấn đề đạo đức cách mạng nên trong di chúc để lại Hồ Chí Minh vẫn nhắc nhở: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân”.

ĐẠO ĐỨC CÔNG DÂN

“Đạo đức công dân” (bài viết), ký tên C.B, đăng trên báo Nhân Dân số 320, ngày 15. 1. 1955. Hồ Chí Minh viết bài này để nói về quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới XHCN. Theo Hồ Chí Minh: “Nước ta là nước dân chủ…nhân dân có quyền lợi làm chủ thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân”.

 Đạo đức công dân là: Tuân theo pháp luật Nhà nước – Tuân theo kỷ luật lao động – Giữ gìn trật tự chung – Đóng góp (nộp thuế) đúng kỳ, đúng số để xây dựng lợi ích chung – Hăng hái tham gia công việc chung – Bảo vệ tài sản công cộng – bảo vệ tổ quốc. “Trong những năm kháng chiến, đại đa số nhân dân đã tự giác tự động làm tròn nghĩa vụ của người chủ nước nhà, nhưng vẫn có một số ít người muốn hưởng quyền lợi mà không muốn làm nghĩa vụ”. Cần phải giáo dục đạo đức cho công dân, giáo dục là biện pháp chính nhưng “đối với kẻ ngoan cố không chịu sữa đổi thì chính quyền phải dùng đến pháp luật”.

Nguồng: Từ điển Hồ Chí Minh sơ giản, nhà xuất bản trẻ 1990


Đăng nhận xét

0 Nhận xét