Bình
Dân Học Vụ. Hồ chí Minh rất chú tâm đến việc mở mang dân trí.
Trong thời kỳ hoạt động cách mạng trước năm 1945, Hồ Chí Minh thường viết bài tố
cáo các chính sách ngu dân của thực dân pháp tại nước ta. Ngày nay khi đất nước
được độc lập, ngày 3. 9. 1945, Hồ Chí Minh đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách của
nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, trong đó công tác xoá nạn mù chữ được xếp
hàng thứ hai sau việc chống nạn đói. Người viết: “Nạn dốt là một trong
những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị nước ta. Hơn 90% đồng
bào chúng ta mù chử (…) Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị
mở một chiến dịch chống nạn mù chữ”. Để việc thực hiện được dể dàng và thống nhất
trong toàn quốc, ngày 8. 9. 1945, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập ngành Bình
dân học vụ và viết lời kêu gọi chống nạn thất học, động viên “những người đã biết
chữ hảy dạy cho những người chưa biết chữ” và “những người chưa biết chữ hãy gắng
sức mà học cho biết” đồng thời đề nghị trong một năm, tất cả mọi người dân Việt
Nam đều phải biết chữ quốc ngữ (“Chống nạn thất học”, đăng trên báo Cứu Quốc số
5B ngày 4. 10. 1945).
Hồ Chí Minh còn quan tâm đến đội ngũ cán bộ
làm công tác bình dân học vụ. Người nói: “Anh chị em là “đội tiên phong” trong
sự nghiệp chống nạn mù chữ, để mở mang tri thức phổ thông cho đồng bào, để xây
đắp nền văn học sơ bộ cho dân tộc”. Hồ Chí Minh khen ngợi các giáo viên “xứng
đáng là những anh hùng vô danh” trên mặt trận văn hoá. (“Thư gửi anh chị em
giáo viên bình dân học vụ”, báo Cứu Quốc số 213, ngày 4. 5. 1946; “Kỷ niệm
10 năm bình dân học vụ” báo Nhân Dân số 544, ngày 8. 9. 1955).
Hồ
Chí Minh còn căn dặn các anh chị em giáo viên: “Phong trào bình dân học vụ phải
là phong trào quần chúng”, “phải đi sát
quần chúng, bàn bạc với quần chúng, áp dụng những hình thức phương pháp thích hợp
với sinh hoạt của quần chúng, phải dựa vào quần chúng để đưa phong trào lên”. Mặt
khác đây “là một phong trào rộng rãi, phức tạp mà lại phải tự lực cánh sinh”.
Vì vậy “muốn thanh toán nạn mù chữ cho nhân dân, phải chịu khó; quan liêu, mệnh
lệnh là không được”. (Nói chuyện tại Đại hội sơ kết công tác bình dân học vụ 6
tháng đầu năm 1956, ngày 16. 7. 1956).
Hồ
Chí Minh luôn chú ý theo sát chỉ đạo phong trào, viết thư khen ngợi những nơi
làm tốt công tác này như khu III, khu X, khu XII, tỉnh Hà Tỉnh, xã Giới Xuân
(Gia Định), xã Duyên Trang (Thái Bình)…
Hồ Chí Minh cũng chú ý đến
phong trào xoá nạn mù chữ ở miền cao, khen ngợi tinh thần năng động của cán bộ,
giáo viên khu X “đã có sách in cho đồng bào thiểu số học”. Khi biết miền núi đã
có những huyện xoá xong nạn mù chữ, hơn thế, đã có những đồng bào thiểu số thi
đổ kỷ sư, bác sĩ.
Hồ
Chí Minh xem đó là một thắng lợi vẻ vang góp phần vào thắng lợi chung về cách mạng
văn hoá của nhân dân ta. (Thư gửi “Ty Giáo dục, các hiệu trưởng giáo viên và
các cháu học trò khu X” tháng 1. 1946; “một thắng lợi vẻ vang”, báo Nhân Dân
ngày 3. 10. 1960, ký tên T. L). Nhân kỷ niệm ngày độc lập 2. 9. 1948. Hồ Chí
Minh viết thư khen ngợi các chiến sĩ bình dân học vụ trong 3 năm đã thanh toán
nạn mù chữ cho gần 8 triệu người. Theo Người, phong trào cần tiến lên một bước
mới trong cách dạy đối với người đã thoát nạn mù chữ: dạy cho đồng bào vệ sinh,
khoa học thường thức, bốn phép tính, lịch sử, địa dư Việt Nam, đạo đức công
dân…Bên cạnh việc khen ngợi kết quả của phong trào bình dân học vụ. Hồ Chí Minh
nhấn mạnh đến yêu cầu “phải có một chương trình để nâng cao thêm trình độ văn
hoá phổ thông của đồng bào”.(Thư gửi hội nghị giáo dục toàn quốc, tháng 7.
1948).
Do
sự quan tâm của Hồ Chí Minh, trong mười năm phong trào bình dân học vụ cả nước
đã phát triển và đạt nhiều thắng lợi đáng kể. Đánh giá cao kết quả đó, Hồ Chí
Minh viết: “vừa ra sức đánh giặc, cứu nước, vừa ra sức học tập đó là một thành
tích vẻ vang mà toàn thế giới đã khen phục nhân dân ta” ( “Kỷ niệm 10 năm bình
dân học vụ” báo Nhân Dân ngày 8. 9. 1955). Hoài bảo vể một đất nước độc lập,
phú cường, Hồ Chí Minh xem mục tiêu của bình dân học vụ không chỉ là xoá mù chữ
mà còn phải tiến đến việc nâng cao dân trí. Hồ Chí Minh nói: “Thanh toán nạn mù
chữ là bước đầu nâng cao văn hoá. Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ
giúp cho chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ.
Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng
nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”
(“Thư gửi đồng bào đã thanh toán nạn mù chữ”, ngày 21.12.1956)
(Thời
Pháp thuộc, hệ thống giáo dục Việt Nam rất thiếu thốn. Cho đến năm 1930, tổng số
học sinh, sinh viên tất cả các trường từ tiểu học đến đại học chỉ chiếm 1,8%
dân số việt nam. Năm 1945, khi việt nam giành được độc lập, 95% dân Việt Nam mù
chữ. Đây là một trong các quốc nạn đối với một quốc gia mới giành độc lập.
Tại
phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 3. 9. 1945 tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đề nghị mở chiến dịch “Chống nạn mù chữ” vì “Một dân tộc dốt là một dân tộc
yếu”.
Để
phục vụ chiến dịch xoá nạn mù chữ, Nha bình dân học vụ được thành lập ngày 8.
9. 1945, khoá huấn luyệngiáo viên Bình dân học vụ đầu tiên mang tên Hồ Chí Minh
mở tại Hà Nội.
Vì nhà nước còn non
trẽ, ngân sách thiếu thốn, phong trào dựa vào sức dân là chính. Ngân quỹ được
chỉ dụng cho chương trình chỉ trả lương được tối đa 1000 giáo viên, trong khi
số giáo viên cần thiết tối thiểu là 10000. Người đi học miễn phí. Giaó viên không
nhận lương. Mỗi tỉnh phải tự túc giáo viên. Khi ngân sách còn eo hẹp, các lớp
bình dân học vụ dùng phấn hay gạch để viết xuống đất thay cho bút và giấy.
Phong trào nhanh chóng
lan rộng khắp cả nước. các lớp học bình dân được mở khắp nơi, trong nhà dân,
đình chùa, chỉ cần mấy chiếc ghế băng, ghế tựa đặt quanh bàng, cánh cửa, tấm
ván mộc làm bảng đã thành lớp học).
Phong trào bình dân
học vụ đã đặt những viên gạch đều tiên cho nền giáo dục nước nhà ngay từ những
ngày đầu nước nhà độc lập đã thể hiện một tầm nhìn chiến lược cho mai sau.
(
Nguồn: theo TỪ ĐIỂN HỒ CHÍ MINH sơ giản, Nhà Xuất Bản Trẻ 1990)
0 Nhận xét