Triệu Đà An Dương Vương với truyền thuyết
nỏ thần.
Nhà Tần suy yếu, xã hội Trung Quốc bước
vào thời kỳ loạn lạc.Ở các nơi, bọn phong kiến các cứ nổi lên tranh giành ngôi
thứ, đánh lẫn nhau.Ở quận Nam Hải (vùng Quảng Đông) có quan uý là Nhâm Ngao
muốn đem quân đánh chiếm nước Âu Lạc của Thục An Dương Vương.Nhưng âm mưu đó
chưa thực hiện được thì Nhâm Ngao chết. Khi sấp mất,Nhâm Ngao giao binh quyền
lại cho Triệu Đà thay mình làm quan uý quận Nam Hải.Bao phen Triệu Đà huy động
binhmã,toan chiếm lấy Âu Lạc nhưng đều thất bại. Vì An Dương Vương có thành Cổ
Loa kiên cố, lại có nỏ thần (Liên Châu)
lợi hại nên quân Triệu Đà đông,thế Triệu Đà mạnh mà vẫn phải kinh hoàng
nhìn quân mình phơi xác dưới chân thành Âu Lạc. Triệu Đà dùng mưu giả hòa hiếu,
cho con trai là Trọng Thủy sang làm rể An Dương Vương để mưu phá nỏ thần.
Trọng Thủy– Mị Châu
Sự
thật chuyện Mị Châu - Trọng Thủy như sau:TriệuĐà làm Chúa đất Nam Hải muốn cướp
nước Âu Lạc, đã bao lần đem quân sang đánh nhưng đều đại bại.Triệu Đà thấy dùng
binh không xong bèn xin giảng hòa với An
Dương Vương và sai con là Trọng Thủy sang cầu thân.Trong những ngày đi lại để
giả kết tình hòa hiếu, Trọng Thủy được gặp Mị Châu có sắc đẹp tuyệt vời,con gái
yêu của Thục An Dương Vương. Trọng Thủy đem lòng yêu Mị Châu. Mị Châu cũng dần
dần tha thiết yêu chàng. Hai người quấn quít bên nhau, không chỗ nào trong loa
Thành Mị Châu không dẫn người yêu đến xem. An Dương Vương thấy đôi trẻ yêu nhau,
rất mừng, liền gả Mị Châu cho Trọng Thủy.
Một
lần, trong câu chuyện tâm tình, Trọng Thủy hỏi vợ:
- Nàng ơi! Bên Âu Lạc có bí quyết gì mà
không ai đánh được?
Mị Châu chân thành đáp:
- Âu Lạc có thành cao, hào sâu, lại có nỏ
Liên Châu, bắn một phát hành loạt mũi tên bay đi có thể giết chết nhiều quân
địch.
Trọng Thủy làm bộ ngạc nhiên vờ như mới nghe
nói đến nỏ Liên Châu.Chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Mị Châu không ngần ngại
chạy đi lấy nỏ đem cho chồng xem.Nàng lại còn chỉ dẫn cách thức bắn, lối vót
tên, cách bịt đồng cặn kẻ. Trọng Thủy chăm chú nghe, nhìn khuôn khổ cái nỏ thần
hồi lâu rồi đưa cho vợ cất đi.
Sau đó Trọng Thủy xin phép An Dương Vương
về thăm cha và thuật lại cho Triệu Đà biết cách chế tạo nỏ Liên Châu.
TrịêuĐà mừng rỡ reo lên:
-Phen này nước Âu Lạc tất về tay ta.
Lợi dụng mối tình trong trắng thiết tha
của Mị Châu và sự lơ là mất cảnh giác của An Dương Vương, cha con Triệu Đà đã
nắm được bí mật của thành Cổ Loa và chế tạo hàng loạt nỏ Liên Châu trang bị cho
quân mình rồi cất quân đánh Âu Lạc.
An Dương Vương ỷ có vũ khí lợi hại, chủ
quan không Phòng bị.Vì vậy, Khi Triệu Đà trong tay có nỏ Liên Châu, đem quân ồ ạt
tiến đánh, quân Âu Lạc bị thua.
Từ mối tình trong trắng bị lợi dụng của Mị
Châu đã dẫn đến kết cục bi thảm.Năm 208 trước công nguyên,Triệu Đà chiếm được
nước Âu Lạc.
Thục An Dương Vương Bãi Chức Tướng Quân
Cao Lỗ
Chuyện kể rằng:
Một lần Thục An Dương Vương hỏi Tướng Quân
Cao Lỗ, người thiết kế và chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa:
Mấy năm nay nhà Triệu với Âu Lạc giao hảo
thuận hòa.Nay con trai họ là Trọng Thủy muốn cầu hôn Với Mị Châu,ông nghỉ thế
nào?Riêng ta muốn chấp thuận lời cầu hôn cốt đểhòa hiếu, tránh nạn binh đao?
Cao
Lỗ suy nghĩ hồi lâu rồi tâu:
-Việc này hệ trọng lắm,xin vương Thượng
cho nghỉ ba ngày.
Về nhà,Cao lỗi suy nghĩ băn khoăn lắm.Ý
vua An Dương Vương đã rõ, nếu không chấp thuận, có thể bị bãi chức. Nếu đồng
tình thì vận nước có cơ nguy.
Mấy hôm sau, vào chầu Vua, Cao Lỗ tâu:
- Xưa nay chưa thấy Kẻ bại trận lại xin
cho con trai ở gửirể.Chẳng qua họ muốn biết cách bố phòng của loa Thành mà thôi.Việc
ngàn lần không nên.
Thục An Dương Vương bỗng nổi giận:
-Nhà Triệu đánh mãi Âu Lạc không thắng,
muốn mượn chuyện cầu hôn để xóa xí hiềm khích, ta lẽ nào không thuận?Ông già
rồi, ta cho ông về nghỉ.
Cao
Lỗ không ngạc nhiên.Vốn điềm đạm,ông chỉ nói:
-Việc đúng sai còn có vầng nhật nguyệt soi
sáng, thần không anh hận khi nói đều phải.
Vì không nghe lời can của Cao Lỗ, An Dương
Vương đã mắc mưugiặc khiến cho vận nước tan tành.
Lấy được nước Âu Lạc, nhà Triệu sáp nhập
quận Nam Hải với Âu Lạc thành nước Nam Việt.
Vốn là người qủy quyệt, lại rút được nhiều
kinh nghiệm trong việc thống trị người Nam Việt, cho nên Triệu Đà đã áp dụng
chính sách hiểm độc gọi là “Dĩ di công di”, tức là chính sách dùng người Việt
trị người Việt.TrịệuĐà vẫn giữ nguyên quyền vị cho các Lạc Tướng, dùng họ để
cai trị nhân dân Âu Lạc. Triệu Đà chỉ đặt một số ít quan lại và một số quân đồn
thú để kiềm chế các Lạc Tướng và đốc
thúc họ nộp Phú chống, mục tiêu chủ yếu của cuộc xâm lược lúc đó.
(Nguồn, Các triều đại Việt Nam, nhà xuất bản văn học 2008)
0 Nhận xét