Truyện Trương Trọng
Trương Trọng, người quận Nhật Nam (Bình
Trị Thiên, Quảng Nam) nhờ hay chữ nên được viên thái thú Nhật Nam lấy vào làm
thuộc lại trong quận.
Cuối năm 78, theo lệ nhà Hán, Trương Trọng
được viên thái thú cử sang kinh đô Lạc Dương (Hà Nam) để tâu bày công việc
trong quận lên vua Hán.
Hán Minh Đế thấy Trương Trọng người thấp bé
lại là dân “man di” bèn hỏi xách mé:
- Viên tiểu lại kia người
quận nào ?
Trương Trọng trong lòng
khó chịu nhưng điềm tĩnh đáp:
Tôi là người thay mặt thái
thú quận Nhật Nam vào chầu vua chứ không phải một viên tiểu lại. Bệ hạ muốn
dùng người tài cán hay chỉ muốn đo xương thịt ?
Bất ngờ bị đối thủ trả lời
cứng cỏi lại đứng đắn vua Hán giận lắm nhưng không làm gì được.
Mấy ngày sau, nhân tết Nguyên Đán vua mở tiệc yến,
nhận thấy trong số các quan vào chúc Tết có Trương Trọng, vua Hán muốn rửa nhục
bữa trước bèn hỏi Trương Trọng: “Nhật Nam” có nghĩa là “Phương Nam mặt trời”. Ta
nghe nói tất cả nhà cửa xứ ấy đều quay về phương Bắc để trông thấy mặt trời có
phải không ?
Thấy vua Hán kiêu ngạo tự ví mình là mặt trời,
bắt mọi người phải ngưỡng mộ sùng bái. Trương Trọng quyết trả miếng. Bởi thế,
trước trăm quan cùng một tâm địa cậy thế nước lớn miệt thị nước nhỏ. Trương
Trọng chậm rãi đáp: “Nhật Nam” không phải là phía nam mặt trời. Một bậc túc nho
không ai hiểu như thế. Đất Trung Nguyên (Trung Quốc) có quận gọi là “Vân Trung”
nhưng quận ấy có ở trong mây đâu ? Có quận gọi là “Kim Thành” nhưng có phải là
thành xây bằng vàng đâu ? Ấy là đặt tên thế thôi chứ Thật không phải như thế. Lại
nữa, ở nơi nào thì mặt trời cũng đều mọc ở đằng Đông, kẻ thất phu cũng hiểu
được như thế. Còn ở xứ Nhật Nam không ai xoay về phương Bắc để trông thấy mặt
trời. Ngược lại “lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam” là tục lệ của dân Nhật Nam.
Chứ chẳng ai thay đổi được tục lệ đó.
Vua Hán và quần Thần ngây người trước câu đối
đáp rắn rỏi mạnh mẽ của viên sứ thần có tầm vóc bé nhỏ mà trí tuệ lớn. Về sau
Trương Trọng được vua Hán cho làm thái thú quận Kim Thành.
Lý Tiến Và Lý Cầm Phá lệ
Nhìn chung, các triều đại
phong kiến Trung Quốc tự xem mình là “Thiên Tử” coi dân Việt Là “man rợ” nên
người Việt dẫu có học hành thông thái cũng không được trọng dụng. Ngoài trường
hợp Trương Trọng nói trên, mãi đến đời vua linh Đế (168 – 189) cuối nhà Đông
Hán, mới lại có người Việt, nhờ học giỏi, được cất nhắc làm thái thú quận Giao
Chỉ, được bổ đi làm quan bất kỳ quận nào, kể cả ở Trung Nguyên. Nhưng vua Hán
chỉ cho những người đổ Mậu Tài hoặc Hiếu Liêm được làm quan trong xứ mà thôi.
Lúc đó có người Giao Chỉ tên là Lý Cầm làm lính túc vệ trong cung, khẩn thiết
xin vua Hán bãi lệnh đó. Nói mãi, vua Hán mới cử một người Giao Chỉ đỗ Mậu Tài
đi làm quan lệnh ở Hạ Dương và một người đỗ Hiếu Liêm làm quan lệnh ở Lục Hợp.
Thực tế đất Âu Lạc từng có những người đổ Mậu
Tài, Hiếu Liêm, làm quan nhà Hán, bác bỏ luận điểm của các nhà sử học Trung
Quốc cho rằng đất Giao Chỉ từ khi Sĩ Nhiếp (187 – 226) sang làm thái thú văn
hóa mới phát triển, nền giáo dục mới được mở mang là không đúng.
Nhà Đông Ngô (222 – 280)
Nhà Đông Hán mất, nước Trung Quốc phân làm ba nước:
Bắc Ngụy, Tây Thục và Đông Ngô. Đất Giao Châu lúc đó lại thuộc về Đông Ngô. Nhà
Đông Ngô dẫn cho Sĩ Nhiếp làm thái thú.
Năm Bính Ngọ (226): Sĩ Nhiếp mất, con là Sĩ Huy
tự xưng làm thái thú: Ngô chủ là Tôn Quyền chi chia Giao Châu từ Hợp Phố về Bắc
gọi là Quảng Châu, từ Hợp Phố về Nam gọi là Giao Châu. Sai Lữ Đại làm thứ sử
Quảng Châu, Đài Lương làm thứ sử Giao Châu và Trần thì sang thay Sĩ Huy làm thái thú quận Giao Chỉ. Bọn Đại Lương và
Trần thi sang đến Hợp Phố thì bị Sĩ Huy đem quân ra chống
giữ. Thứ sử Quảng Châu là Lữ Đại một mặt đem binh sang đánh dẹp, mặt khác cho
người dụ Sĩ Huy ra hàng. Sĩ Huy đem năm anh em ra hàng liền bị Lữ Đại bắn giết.
Tôn Quyền lại hợp Quảng Châu và Giao Châu làm một và phong cho Lữ Đại làm thứ
sử.
Cuộc Khởi Nghĩa Của Triệu Thị Trinh (248)
Bà Triệu, Triệu Trinh Nương hay Triệu Thị
Trinh đều là tên các đời sau gọi người phụ nữ anh hùng dân tộc hồi đầu thế kỷ
thứ III. Theo dã sử, Bà Triệu sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (225) Bà là em
gái Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng lớn ở miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân (Thanh
Hóa). Ở đó cho đến nay vẫn còn lưu truyền nhiều truyền thuyết về thời kỳ bà
chuẩn bị khởi nghĩa chống giặc Ngô. Đó là chuyện Bà Triệu thu phục được con voi
trắng một ngà, chuyện “Đá biết nói” rao truyền lời thần dân mách bảo từ trên
núi Quan Yên:
Có bà
Triệu tướng
Vâng
lệnh trời ra
Trị voi
một ngà
Dựng cờ
mở nước
Lệnh
truyền sau trước
Theo gót
Bà Vương..
Triệu Thị Trinh là người có sức khỏe gan dạ và
mưu trí năm 19 tuổi, bà cùng người anh tập hợp nghĩa quân, Lập căn cứ Phú Điền (Hậu
Lộc - Thanh Hóa). Đấy là một thung lũng ở giữa hai núi đá vôi, vừa gần biển lại
vừa là cửa ngõ từ đồng bằng phía Bắc Lào. Lúc đầu anh bà có ý can ngăn lo phận
gái khó đảm đang trọng trách. Bà trả lời:
-Tôi muốn cưỡi cơn gió
mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông giành lại giang sơn, Cởi ách
nô lệ, chứ không thèm cuí đầu, còng lưng để làm tì thiếp người ta.
Mến mộ Bà, nghĩa quân ngày đêm mày gươm
luyện võ, chờ ngày nổi dậy:
Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi.
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng.
Năm Mậu Thìn (248) nghĩa
quân bắt đầu tấn công quân Ngô Các thành ấp của quân Ngô đều bị đánh phá tan
tành. Bọn quan cai trị Kẻ bị giết, kẻ chạy trốn hết. Từ cửu chân, cuộc khởi
nghĩa lan rộng nhanh chóng. Thứ xử Châu Giao hoảng sợ bỏ chạy mất tích. Sử sách
của nhà Ngô phải thú nhận: “Toàn thể Châu Giao chấn động”.
Mỗi lần ra trận, Triệu Thị
Trinh thường mặc áo giáp đồng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi dẫn quân
xông trận, oai phong lẫm liệt. Quân Ngô kinh hồn, bạt vía đã phải thốt lên:
Hoàng qua
đương hổ vị
Đối diện
Bà Vương nan
Nghĩa là:
Vung giáo
chống hổ dễ
giáp mặt
vua Bà khó.
Hay tin khởi nghĩa ở Cửu Chân và thứ sử Châu
Giao mất tích, vua Ngô hốt hoảng phái ngay Lục Dận, một tướng từng kinh qua
trận mạc, lại rất quỷ quyệt sang làm thứ sử. Lục Dận đem thêm 8.000 quân tinh
nhuệ sang đàn áp. Lục Dận vừa đánh mạnh vừa đem của cải chức tước ra dụ dỗ mua
chuộc các thủ lĩnh người Việt. Một số kẻ dao động mắc mưu theo địch. Mặc dầu
vậy, Triệu Thị Trinh vẫn kiên cường đánh nhau với giặc Không nao núng. sau 6
tháng chống chọi vì có kẻ phản bội, bà đã hy sinh trên núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh
Hóa). Bây giờ bà mới 23 tuổi.
Về sau, vua Lý Nam Đế khen là người trung dũng,
sai lập miếu thờ, phong là: “Bật chính anh liệt hùng tài trinh nhất phu nhân”. Nay
ở Phú Điền (Thanh Hóa) còn có đền thờ bà.
Trong bài diễn ca lịch sử
nước ta. Hồ Chí Minh ca ngợi:
Tỉnh Thanh Hoá có một bà,
Tên là Triệu Ẩu tuổi
vừa đôi mươi,
Tài năng dũng cảm hơn người,
Khởi binh cứu nước muôn
đời lưu phương.
Phụ nữ ta chẳng tầm thường,
Đánh Đông, dẹp Bắc làm gương để
đời,
(Nguồn, Các triều đại Việt Nam, nhà xuất
bản văn học 2008)
0 Nhận xét